skip to Main Content
5/5 - (3 bình chọn)

Trong quá trình sử dụng, những hạt bụi li ti theo thời gian sẽ tích tụ dày bên trong máy gây giảm hiệu suất làm lạnh, tốn điện hay thậm chí chảy nước trong máy lạnh.

Ngoài ra bụi bẩn, nấm mốc bám trên máy lạnh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của người dùng, nhất là những gia đình có người già và trẻ em.

Phòng hỗ trợ kỹ thuật chúng tôi luôn sẵn sàng với bất kỳ câu hỏi nào của bạn.

KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH HỖ TRỢ ONLINE 24/24

Tại sao bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ?

  1. Vệ sinh các bộ phận bên trong máy sẽ tăng khả năng làm mát, làm lạnh tốt hơn so với thông thường.
  2. Giúp đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  3. Vệ sinh điều hòa tại nhà giúp tăng tuổi thọ cho máy lạnh, hạn chế tối đa phải sửa chữa hoặc thay mới.
  4. Khi bạn thực hiện cách vệ sinh điều hòa sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ mỗi ngày, tiết kiệm năng lượng, chi phí cho gia đình của bạn
Vệ sinh điều hòa để không khí được trong sạch.

Các dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy lạnh tại nhà?

  1. Máy bơm vệ sinh máy lạnh.
  2. Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi).
  3. Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
  4. Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử
  5. Một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh máy lạnh, bộ tua vít, thang nhôm,máy hút bụi (nếu có).
cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Hình ảnh: một số dụng cụ vệ sinh máy lạnh.

Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà nhanh chóng, hiệu quả tại nhà

Ngắt nguồn điện của máy lạnh

Trước khi tháo vỏ máy lạnh bạn cần đảm bảo nguồn điện đã được ngắt, sau đó bạn tiến hành tháo thiết bị trượt ra khỏi tường. Trong quá trình tháo bạn nên chú ý vị trí của các loại ốc vít để việc lắp ráp lại tránh bị phức tạp.

cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Hình ảnh: ngắt cầu dao điện trước khi vệ sinh máy lạnh

Vệ sinh dàn lạnh và cục nóng

Hai khu vực cần kiểm tra đầu tiên đó chính là dàn lạnh và cục nóng. Hãy loại bỏ những dị vật như (côn trùng chết, đinh tán…) bên trong. Có thể đây chính là những nguyên nhân khiến cản trở khả năng hoạt động của các bộ phận bên trong máy như cánh quạt… Đối với dàn nóng bạn có thể sử dụng bơm tăng áp để xịt trực tiếp cho các vết bẩn cứng đầu dễ dàng bung ra hơn.

Tiếp theo bạn cần kiểm tra mối nối gas và mối nối điện để xem có bị rò rỉ gas hay diện gì không. Chúng vừa là nguyên nhân khiến máy lạnh không làm mát tốt. Bên cạnh đó còn có thể gây nguy cơ chập nổ điện, hư hỏng thiết bị rất nguy hiểm.

cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Vệ sinh dàn nóng,lạnh và kiểm tra gas

Vệ sinh lưới lọc

Tấm lưới lọc là bộ phận chứa nhiều bụi bẩn nhất. Do đó để vệ sinh tấm lọc bụi tốt nhất, bạn nên tháo hẳn lưới lọc ra. Phủi bớt bụi và ngâm chúng ở trong nước. Khi phủi bụi bạn hãy lồng một bịch ni lông bên ngoài để ngăn bụi phát tán trong không khí. Vì bụi này là những loại bụi siêu mịn và rất ảnh hưởng cho hệ hô hấp.

Sau đó, bạn dùng miếng rửa chén hoặc cọ quét rửa nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn. Sau cùng hãy phơi dưới ánh nắng mặt trời để khô ráo và diệt vi khuẩn tích tụ lâu ngày

vệ sinh: lưới lọc điều hòa

Vệ Sinh Cánh Quạt Và Khoang Chứa Của Máy Lạnh

Đối với cánh quạt và khoang chứa, hãy sử dụng sản phẩm vệ sinh máy lạnh tiết kiệm công sức và thời gian chuyên dụng Coil Clear (hóa chất làm sạch dàn lạnh). Bạn có thể mua tại các tiệm hóa chất.

Xịt nhẹ nhàng hóa chất này vào các khe giữa của lá kim loại. Tránh để hóa chất tiếp xúc, gây hư hỏng bo mạch điện tử. Để 10 – 20 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.

Vệ Sinh Cánh Quạt Và Khoang Chứa Của Máy Lạnh

Lắp đặt lại các bộ phận vào máy 

Bạn cần chắc chắn rằng các bộ phận của dàn nóng và lạnh đều lau khô sạch sẽ thì mới tiến hành lắp lại. Bạn thực hiện ngược lại với bước tháo ra.

  1. Đối với dàn lạnh: Lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ cẩn thận tránh làm rách lưới. Tiếp đó, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
  2. Đối với dàn nóng: Bạn tiến hành lắp lại bỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.
Lắp đặt lại các bộ phận vào máy

Kiểm tra và vận hành máy lạnh

Bật cầu dao điện cho máy lạnh để hoạt động. Bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh khi thấy máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ

Kiểm tra và vận hành máy lạnh
Kiểm tra và vận hành máy lạnh

Video hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lạnh

Khi nào vệ sinh máy lạnh là tốt nhất?

Thông thường thời gian máy lạnh cần được vệ sinh và bảo dưỡng sẽ được chia cụ thể như sau:

  1. Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở máy lạnh (gần như cả ngày). Hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 – 8 tiếng/ngày .
  2. Đối với công ty, văn phòng, hàng quán: Trung bình vệ sinh khoảng 3 tháng/lần. Nếu môi trường hoạt động có nhiều bụi bẩn thì vệ sinh định kỳ 2 tháng/lần.
  3. Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Các môi trường sản xuất gần như sử dụng máy lạnh 24/24, do đó nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì cho tiến hành vệ sinh định kỳ 1 tháng/lần để đảm bảo được độ bền thiết bị.

 Lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

Trước khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh máy lạnh, các bạn nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Kiểm soát lực phun nước: Bạn không nên sử dụng nước với lực phun quá mạnh, nhất là ở bảng mạch vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy lắp đặt dàn lạnh nhanh chóng.
  • Kiểm tra đường ống và van: Việc này giúp hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây.
  • Lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép: Đối với máy lạnh xài van.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
Hotline: 0988.858.838
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo