skip to Main Content
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều người lo lắng tình trạng niêm mạc mũi bị khô có kéo dài khi nằm điều hòa có nghiêm trọng không?

Câu trả lời là tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa tuy gây ra sự khó chịu và để lâu dài sẽ gây ra viêm nhiễm nguy hiểm.

Có khá nhiều biện pháp đơn giản giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này dễ dàng, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Vì sao nằm điều hòa bị khô mũi?

8 Cách Xử Lí Khô Mũi Khi Nằm Điều Hòa

Nguyên nhân bị khô mũi khi ngồi điều hòa cũng giống như khô da – là do thiếu độ ẩm. Khi dùng điều hòa, luồng không khí thoát ra có độ ẩm thấp.

Sở dĩ là vì nó đã đi qua cục nóng cục lạnh, làm mát không khí nóng. Khi ở trong phòng điều hòa, cơ thể sẽ bị giảm độ ẩm, dẫn đến khô da, khô mũi để bảo vệ cơ thể.

Khô mũi khiến màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm tự nhiên, gây khô rát khó chịu. Nhiều người còn bị kích ứng niêm mạc mũi, thậm chí chảy máu mũi vì mũi quá khô.

Nếu tình trạng khô mũi kéo dài sẽ gây ra sự nứt nẻ, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng xoang mũi.

Khô mũi gây ảnh hưởng như thế nào?

Khô mũi có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái ở đầu, mũi, miệng và cổ họng. Các dấu hiệu phổ biến như:

  • Đau mũi hoặc có áp lực trên mũi, chảy máu mũi.
  • Khô miệng: Khi hốc xoang khô sẽ không sản xuất đủ chất nhầy, điều này có thể khiến cổ họng, mũi và miệng cũng bị khô.
  • Khi xoang mũi quá khô, các mô sẽ viêm và kích thích.
  • Tình trạng kích thích trong xoang cũng có thể dẫn đến đau đầu, đau nhức ở má và áp lực trong xoang.

8 Bí quyết cải thiện tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa

Sau đây sẽ là những bí quyết đơn giản mà chúng tôi đã tổng hợp để giúp bạn cải thiện chứng khô mũi hiệu quả.

1. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí thiếu ẩm do máy điều hòa là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị khô mũi và khó chịu. Vì vậy, giải pháp nên ưu tiên là sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ để tăng độ ẩm cho bầu không khí. Từ đó sẽ góp phần làm dịu khoang mũi và đường thở của bạn.

8 Cách Xử Lí Khô Mũi Khi Nằm Điều Hòa

Lưu ý là bạn nên đặt máy phun sương giữa phòng hoặc nơi trống trải trong phòng để tránh làm ẩm đồ vật, dễ gây nấm mốc hoặc làm hỏng đồ có chất liệu gỗ, giấy…

2. Sử dụng thuốc xịt mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi như một cách “bôi trơn” niêm mạc và dưỡng ẩm cho mũi. Không những vậy, dùng nước muối xịt mũi hoặc rửa mũi cũng có tác dụng làm sạch bụi bẩn và đẩy các chất gây kích ứng ra khỏi mũi.

Từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng khô niêm mạc và nghẹt mũi.

8 Cách Xử Lí Khô Mũi Khi Nằm Điều Hòa
Sử dụng thuốc xịt mũi

3. Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi

Bên cạnh việc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết cho bầu không khí trong nhà, bạn cũng cần giữ độ ẩm cho cơ thể từ bên trong bằng việc uống đủ nước.

Có thể nói, khi cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể, không chỉ từ nước lọc mà còn từ nước trà hoặc rau củ, trái cây… thì bạn đã giúp niêm mạc mũi được giữ ẩm từ trong ra ngoài.

4. Đặt một chậu nước trong phòng điều hòa

Hãy đặt một chậu nước trong phòng sử dụng điều hòa, lượng nước trong chậu bốc hơi tự nhiên sẽ phần nào giảm thiều được sự khô khan trong không khí

5. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống nhiều bụi bẩn không chỉ khiến bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng nặng hơn mà còn khiến niêm mạc mũi dễ nhiễm khuẩn, kích ứng và khô.

8 Cách Xử Lí Khô Mũi Khi Nằm Điều Hòa

Vì vậy, đừng bỏ qua việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo bầu không khí thông thoáng, trong lành cho bạn và cả gia đình.

6. Thay đổi thuốc điều trị bệnh về mũi

Nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren, việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là khô mũi dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không.

Đối với trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn nhé.

7. Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách

Bên cạnh việc giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm không khí trong nhà, bạn cũng nên lưu ý hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh khoang mũi đúng cách.

Trong đó, duy trì thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý rất hữu ích trong việc làm sạch, giữ ẩm niêm mạc mũi để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào bên trong khí quản và phổi.

Ngoài ra, để tránh tổn thương niêm mạc mũi, bạn không nên xì mũi quá mạnh sau khi hắt hơi. Đồng thời, cần rửa tay sau khi xì mũi để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra xung quanh.

8. Vệ sinh hệ thống máy điều hòa định kỳ

Việc bảo trì máy điều hòa kém và không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến thiết bị này thải vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác ra không khí khi hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến hô hấp và dị ứng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Vệ sinh hệ thống máy điều hòa định kỳ

Vì vậy, lời khuyên là bạn nên tiến hành bảo trì máy điều hòa định kỳ cũng như vệ sinh bộ lọc thường xuyên. Hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, ngăn ngừa tình trạng khô mũi cũng như các bệnh hô hấp khác.

Dịch vụ vệ sinh điều hòa tại nhà chuyên nghiệp giá rẻ

Nếu bạn đang phân vân không biết phải gọi kĩ thuật điều hòa chuyên nghiệp ở đâu thì bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi!

Cam kết trong thời gian ngắn nhất sẽ tìm cho bạn kĩ thuật sửa chữa điều hòa tốt nhất trong khu vực bạn đang sinh sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
Hotline: 0988.858.838
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo